Không ít người có cùng băn khoăn về việc bị ho ngứa cổ phải làm sao. Có thể thấy tình trạng này rất thường gặp trong cuộc sống, và nếu không được chữa trị triệt để sẽ mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh.
Bị ngứa cổ ho khan kéo dài không chỉ gây khó chịu cho người bệnh, tiếng ho của bạn cũng khiến người xung quanh cảm thấy phiền. Ngứa họng thường dẫn đến ho khan, khi ngứa cổ và ho nhiều sẽ khiến cơ thể bạn mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm trì trệ công việc thường ngày. Cùng tham khảo những cách chữa ho khan ngứa họng qua bài viết sau đây nhé.
Nguyên nhân khiến nhiều người thường bị ho khan ngứa cổ
Ngứa cổ, ho khan là tình trạng cổ họng có cảm giác khó chịu, như có bụi hoặc vật gì vướng ở họng, từ đó kích thích gây ngứa cổ và phản xạ ho để loại bỏ cảm giác khó chịu này. Vậy bị ho ngứa cổ phải làm sao? Trước khi đi tìm giải đáp cho thắc mắc này, chúng ta cùng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho khan ngứa cổ là do đâu.
Môi trường sống của con người ẩn chứa nhiều tác nhân dẫn đến ho khan ngứa họng, trong đó viêm mũi dị ứng là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Người bệnh có thể dị ứng với khói bụi trong không khí, phấn hoa, khói thuốc lá, lông thú, nấm mốc… và có những biểu hiện điển hình như hắt hơi, ngứa mũi, ngứa cổ họng và ho khan.
Dị ứng thực phẩm như hải sản, một số người dị ứng với sữa, trứng hay thịt… khi ăn phải những thực phẩm bị dị ứng, người bệnh thường xuất hiện triệu chứng ngứa ở khoang miệng sau đó lan xuống cổ họng. Một số trường hợp dị ứng với thuốc như kháng sinh, kháng viêm… gây ra ngứa họng, bệnh nhân có thể kèm theo phát ban, tiêu chảy, phù mặt… Một số loại thuốc cũng có tác dụng phụ gây ngứa cổ.
Ngoài ra, mất nước do vận động quá sức hay cơ thể không được cung cấp đủ nước hằng ngày cũng có thể khiến cổ họng của bạn bị khô, dẫn đến ngứa cổ và ho khan.
Bị ho ngứa cổ có thể là triệu chứng của bệnh gì?
Bị ho ngứa cổ phải làm sao? Ho khan ngứa cổ thường khá khó để tự điều trị vì khó xác định được nguyên nhân. Có rất nhiều bệnh lý dẫn đến triệu chứng ho ngứa họng được thể kể đến như:
Cảm lạnh
Khi cơ thể nhiễm vi khuẩn, virus trong các đợt giao mùa, người bệnh dễ mắc cảm cúm và có các biểu hiện ho ngứa cổ. Triệu chứng này có thể xảy ra vào cả đêm hoặc ngày và trong khi ngủ. Bên cạnh đó cảm cúm còn kèm theo một số triệu chứng như sổ mũi, sốt nhẹ, đau đầu… Bệnh có thể khỏi khi được nghỉ ngơi và bổ sung các thành phần tăng đề kháng.
Viêm amidan
Các cơn ho khan, ngứa họng còn xảy đến trong bệnh lý viêm amidan khi người bệnh đang mắc phải. Khi bị amidan, họng sẽ sưng đỏ và tiết dịch khiến cổ họng ngứa rát, ho khan, khó chịu và thêm vào đó là các triệu chứng như nóng sốt về chiều, nuốt cảm thấy vướng ở họng, chán ăn…
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng cũng khiến bạn có các triệu chứng ho khan, ngứa cổ. Đây là nguyên nhân phổ biến thường gặp ở nhiều người, nhất là những người có cơ địa nhạy cảm. Ngoài ra khi viêm mũi người bệnh còn gặp phải các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mắt, nước mũi hay ngứa mũi, hắt hơi thường xuyên…
Hen suyễn
Hen suyễn là tình trạng khó thở từng cơn do phế quản co thắt và niêm mạc phế quản bị phù nề. Bệnh nhân sẽ rơi gặp phải tình trạng ho, khó thở, ngứa họng thường là ban đêm hoặc khi gặp các tác nhân khởi phát cơn hen.
Viêm phổi – viêm phế quản
Tình trạng ngứa cổ, ho khan về đêm còn có thể do bệnh viêm phổi, viêm phế quản. Ngoài ra, với bệnh về đường hô hấp này, một số triệu chứng khác cũng thường gặp phải như khò khè, khó thở, sốt và cả ho có đờm.
Dị ứng
Các trường hợp dị ứng như dị ứng thuốc, dị ứng thực phẩm là tình trạng không hiếm gặp. Triệu chứng điển hình có thể nhắc đến như ngứa cổ, ho khan, phát ban chân tay, cả người hoặc phù nề niêm mạc họng.
Trào ngược dạ dày thực quản
Với người bị trào ngược dạ dày thực quản, acid dạ dày trào ngược lên khiến cổ họng bị kích ứng gây ra ho. Khi acid dạ dày tiếp xúc với niêm mạc họng, ngoài các cơn ho ngứa cổ bệnh nhân còn có thể bị viêm họng, viêm thanh quản hay amidan…
Khi gặp bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe, ai cũng đều cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Kể cả ho và ngứa cổ, ho nhiều khiến đau rát họng, cơ thể chán nản, thiếu thốn năng lượng, chán ăn, ngủ kém và nhiều phiền toái khác trong cuộc sống.
Với các trường hợp ho ngứa cổ xuất phát do tình trạng bệnh lý, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nặng nề hơn nếu không chủ động điều trị kịp thời. Các biến chứng có thể gặp phải như:
- Trên tai mũi họng: Đau giây thanh quản, đổi giọng
- Trên tiêu hóa: Buồn nôn, ợ hơi
- Trên xương: Có thể gãy xương sườn ở người loãng xương
- Trên tim mạch.
Bị ho ngứa cổ phải làm sao?
Khi bạn bị ho ngứa cổ phải làm sao, hãy áp dụng một số phương pháp giúp giảm các triệu chứng khó chịu này tại nhà một cách đơn giản như sau nhé.
Mẹo hay giúp giảm ho khan ngứa cổ
Súc họng nước muối
Đây là phương pháp phổ biến được nhiều người tiến hành khi gặp các triệu chứng ho ngứa cổ vì cách thức thực hiện khá đơn giản. Nước muối vừa giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng lại còn giúp đánh bay các cơn ngứa họng, bớt ngứa họng sẽ giảm được ho khan.
Pha nước muối với tỷ lệ 9:1000, tức là muối đuợc pha loãng với nước theo tỷ lệ 9g muối hòa tan trong 1000ml nước. Dùng dung dịch này súc miệng, khò họng khoảng 30 giây sau khi ho, sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Thực hiện liên tục mỗi ngày giúp bạn giảm ho ngứa họng vô cùng hiệu quả.
Gãi tai
Gãi tai cũng có thể giảm ho ngứa cổ, nghe có vẻ ngạc nhiên nhưng có thể nói đây là phương pháp cắt đứt cơn ho ngứa cổ nhanh chóng. Gãi tai giúp kích thích các dây thần kinh ở tai, từ đó tạo ra cơn co thắt ở cổ họng giúp giảm ngứa cổ và giảm ho.
Bôi dầu nóng
Thoa dầu nóng vào cổ họng và lòng bàn chân giúp giảm ho ngứa cổ do nhiễm lạnh. Trước khi ngủ, bạn hãy thoa dầu nóng vào lòng bàn chân rồi nhẹ nhàng xoa bóp, massage nhẹ nhàng bàn chân khoảng 15 phút. Phương pháp này giúp lưu thông máu huyết, giảm ho ngứa cổ, giảm đau đầu và mang đến một giấc ngủ ngon hơn.
Lưu ý không sử dụng phương pháp này cho người ho lao, viêm phổi lâu ngày, trẻ em dưới 1 tuổi.
Các thực phẩm giúp giảm cơn ho ngứa cổ
Ngoài những phương pháp kể trên, có thể sử dụng một số thực phẩm dễ tìm trong bếp để cắt đứt cơn ho ngứa cổ thật nhanh chóng và dễ dàng thực hiện.
Tỏi
Tỏi không chỉ dùng làm gia vị trong nấu nướng hằng ngày mà còn được xem là một vị thuốc trong y học cổ truyền. Tỏi có tính ấm, vị hăng, có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, thải độc tố và giảm ho, làm sạch cổ họng hiệu quả.
Để sử dụng tỏi trị ho ngứa cổ, có thể thực hiện như sau:
- Cách 1: Đập dập tép tỏi rồi ngậm 5 – 10 phút để làm dịu cơn ho ngứa họng.
- Cách 2: Đập dập tỏi cho vào cốc sữa nóng, uống từ từ khi sữa còn ấm để làm sạch họng và giảm ho.
- Cách 3: Bóc vỏ một củ tỏi, thái lát mỏng, đắp lên lòng bàn chân rồi dùng gạc y tế quấn lại để qua đêm. Sáng hôm sau rửa sạch chân bằng nước ấm. phương pháp này sẽ giúp trị ho ngứa họng vô cùng hiệu quả.
Gừng
Gừng tươi có vị cay, tính ấm, thường dùng giảm ho, ngứa cổ do cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả. Cách thực hiện như sau:
- Gừng tươi rửa sạch, lấy 60g gừng giã nhuyễn, sau đó đun 30 phút cùng với 500ml nước.
- Lọc hỗn hợp vừa đun bằng ray hay vải sạch.
- Có thể thêm ít mật ong để dễ uống hơn.
Sử dụng ngày 2 lần, mỗi lần 50ml vào sáng và tối để có được hiệu quả nhanh chóng.
Mật ong
Mật ong chứa nhiều vitamin và nguồn dinh dưỡng dồi dào, mật ong có tác dụng tăng cường miễn dịch, ngừa nhiễm trùng và giảm ngứa họng rất tốt. Sử dụng mật ong với chanh là một trong những phương pháp đơn giản giúp giảm ho ngứa họng nhanh chóng. Bạn hãy lấy một thìa mật ong hòa tan trong cốc nước ấm, vắt thêm một ít chanh và uống mỗi sáng cho tới khi hết triệu chứng.
Húng chanh
Húng chanh được xem là một trong những thảo dược có khả năng chữa ho, viêm họng hiệu quả. Cách thức thực hiện như sau:
- Cách 1: Rửa sạch lá húng chanh bằng nước đun sôi để nguội, thêm một ít muối, cho vào miệng nhai rồi nuốt nước cốt từ từ. Thực hiện phương pháp này giúp làm dịu cổ họng và giảm ho nhanh chóng.
- Cách 2: Lấy vài lá húng chanh rửa sạch, giã nhỏ rồi lọc lấy nước. Uống nước này 2 lần một ngày trong vài ngày sẽ thấy hiệu quả giảm ho ngứa họng rõ rệt.
Nghệ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng nghệ có thể giảm sưng viêm niêm mạc, giảm ho, giảm ngứa ngáy cổ họng. Ngoài ra nghệ còn chứa chất chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch và ức chế các loại vi khuẩn tấn công đường hô hấp.
Bạn có thể hòa tan 1 thìa cà phê bột nghệ vào 200ml nước ấm, sau đó thêm 3 thìa cà phê mật ong khuấy đều rồi sử dụng. Nếu không có bột nghệ có thể thay bằng nghệ tươi giã nhuyễn rồi vắt nước, uống trực tiếp khi còn nóng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Ho ngứa họng trong một số trường hợp là dấu hiệu của các bệnh lý, khi sử dụng các phương pháp trên nếu không thấy hiệu quả, bạn cần thăm khám bác sĩ để biết được nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị kịp thời.
Hi vọng những chia sẻ trên đã mang đến cho bạn thêm nhiều thông tin cho câu hỏi bị ho ngứa cổ phải làm sao. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ với An Thành để được giải đáp chi tiết nhé.
Nếu bạn có nhu cầu mua máy đóng gói, An Thành sẽ là một trong những gợi ý được nhiều người tin tưởng dành cho bạn. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm nhiều thông tin về loại máy đóng gói bạn đang quan tâm nhé.
máy đóng gói tiêu biểu
CÔNG TY TNHH SX - TM DỊCH VỤ AN THÀNH
Nhà máy: Số 47/80 Ao Đôi, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM
MOBILE : Kinh doanh & hỗ trợ tư vấn thiết kế kỹ thuật 24/7
0896 676 739 (ZaLo) - 0896 676 739 (DUY)