Trà đen được làm từ cây trà có tên là Camellia Sinensis và trà xanh cũng được làm tự loại cây này. Cách chế biến khác nhau nên về hình thức lẫn công dụng đem lại cho sức khỏe cũng khác nhau. Vậy trà đen là gì? Khác trà xanh những điểm nào đang là thắc mắc của các tín đồ thưởng trà, vì ngoài trà đạo thì trà đen còn được dùng pha chế trà sữa, do vậy đây được xem là loại trà phổ biến cho mọi đối tượng.
Cùng tìm hiểu sự khác nhau cơ bản của 2 loại trà này và giá trị sức khoẻ mà chúng mang lại nhé.
Trà đen là gì và nó khác biệt trà xanh những điểm nào ?
1. Nồng độ oxy hóa
Trà đen có mức độ oxy hóa cao nhất, còn trà xanh không áp dụng quá trình oxy hóa vì thế mà màu sắc, hương và vị của chúng khác nhau.
Trà xanh được sao trà trong chảo nóng sau đó được làm nguội nhanh, vì thế mà trà không bị oxy hóa, giữ được màu sắc xanh của trà.
Trà đen cũng làm từ cây trà như trà xanh nhưng được ủ men oxy hóa. Không chỉ làm chuyển đổi các chất Polyphenol trong trà (catechin) thành các hợp chất oxidase mà còn tạo ra chất thearubigins và theaflavin (chất này làm cho hương vị trà khi pha có vị mạnh hơn). Quá trình oxy hoá làm cho trà có mùi thơm đặc biệt cũng như làm enzym có trong lá trà bị tối màu nên trà có màu sắc đen và được gọi là Trà đen, nhưng khi pha với nước thì chúng ngã màu nâu đỏ nên còn có tên gọi khác là Hồng trà. Và loại trà này có tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa các tế bào rất tốt.
2. Lượng caffeine
Thông thường thì nồng độ caffeine trong trà đen có độ dao động (khoảng 14-61mg/ly) nhiều hơn trà xanh (từ 24-40mg/ly). Nhưng hàm lượng này còn tuỳ thuộc vào các yếu tố khác nhau như về phương pháp ngâm, sản xuất và giống cây trồng.
Bên cạnh trà đen chống lão hóa tốt thì trà xanh lại giúp giảm lo âu, căng thẳng bởi thành phần L-thianine giúp tăng hoạt tính của GABA (chất truyền thần kinh ức chế)
3. Mức độ của các hợp chất và công dụng
Cả hai đều chứa hợp chất Phenolic nhưng thành phần trong hợp chất của mỗi loại trà lại khác nhau đáng kể.
Trà xanh chứa thành phần Catechin (chất được theanin biến đổi thành khi lá trà tươi biến thành trà khô) cao hơn trà đen do không trải qua quá trình oxy hóa. Catechin có tác dụng chống lại hoạt động của các gốc tự do (những tác nhân gây tổn thương ở màng tế bào cơ thể, tiền đề của các bệnh mãn tính hay bệnh ác tính). Bên cạnh đó Polyphenols (một hợp chất của phenolic) không chỉ tạo nên vị chát của trà mà còn có tác dụng ức chế sự sinh sôi các gốc tự do giúp ngăn chặn sự phát triển các khối u, bướu lành tính và ác tính, chống xơ vữa thành mạch.
Còn trà đen thì có màu sắc sậm do biến đổi của quá trình oxy hoá. Trong phản ứng sinh hóa lúc trà lên men (gây oxy hóa các polyphenol trong trà tươi) và oxy hóa của catechin do polyphenol oxidase cho ra chất Thearubugins và Theaflavin monogallate. Tùy thuộc vào điều kiện thời gian, nhiệt độ và ánh sáng trong các giai đoạn lên men mà sản xuất trà mang các hương vị đặc biệt như mong muốn. Tóm lại các thành phần có trong trà đen sau chế biến đều mang đến giá trị sức khoẻ, ngăn chặn và ức chế hoạt động của các gốc tự do và chống nhiễm trùng.
>>>xem thêm: Bã trà túi lọc có tác dụng gì? bất ngờ với 8 công dụng của trà túi lọc
Làm thế nào để đem gói trà tốt đến người tiêu dùng
Máy đóng gói trà túi lọc tự động là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp khi sản xuất. Góp phần hoàn thiện khâu đóng gói với bao bì và mẫu mã đẹp mắt, đạt chuẩn an toàn thực phẩm, giúp hút ẩm, bảo vệ toàn vẹn hương vị trà đến tay người tiêu dùng. Không chỉ thế, còn có thể ứng dụng máy vào đóng gói các nông phẩm, sản phẩm loại hạt khác. Vì thế, để đầu tư vào một chiếc máy đóng gói trà thì doanh nghiệp cần tìm đến nơi cung cấp uy tín lâu năm.
Công ty Máy Đóng Gói An Thành tự hào nằm trong top công ty chế tạo máy đóng gói tự động nhiều năm trên thị trường được khách hàng lựa chọn, đảm bảo mang đến một chiếc máy đạt chuẩn, sáng tạo trong từng chi tiết đáp ứng nhu cầu sản xuất. Mọi chi tiết liên hệ
CÔNG TY TNHH SX - TM DỊCH VỤ AN THÀNH
Nhà máy: Số 47/80 Ao Đôi, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM
MOBILE : Kinh doanh & hỗ trợ tư vấn thiết kế kỹ thuật 24/7
0896 676 739 (ZaLo) - 0896 676 739 (DUY)