Gia vị là gì, các loại lá gia vị sử dụng trong nấu nướng

Các loại lá gia vị hiện nay chắc hẳn không còn xa lạ với những ai đam mê nấu nướng. Những loại gia vị từ thảo mộc này được xem là thành phần không thể thiếu trong nhiều bữa ăn của các gia đình Việt, bởi không những mang lại hương vị độc đáo cho ẩm thực mà còn có tác dụng trong bảo vệ sức khỏe, phòng chống nhiều bệnh cho người sử dụng.

Gia vị là gì

Theo định nghĩa bởi các nhà khoa học và các nhà sinh học, gia vị là các loại thực phẩm thường chứa tinh dầu hoặc các hợp chất hóa học cho thêm vào các món ăn. Gia vị trong nấu nướng sẽ tạo ra những kích thích nhất định lên vị giác, khứu giác hay thị giác với người thưởng thức. Ngoài ra, gia vị còn thức ăn trở nên ngon miệng hơn và giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Gia vị là gì

Gia vị có thể tồn tại ở nhiều dạng như thảo mộc, tinh dầu, gia vị khô… Khi tác dụng với nhau, các thành phần này không những đánh động lên các giác quan của bạn mà chúng còn tác động lên sức khỏe như giảm căng thẳng, cải thiện trí nhớ, điều hòa lượng đường trong máu…

Các loại gia vị dùng trong ẩm thực vô cùng phong phú

Dựa vào nguồn gốc, có thể thấy gia vị được chia thành 4 nhóm phổ biến bao gồm:

Các loại gia vị dùng trong ẩm thực vô cùng phong phú

Gia vị nguồn gốc thực vật

Khi nói đến gia vị từ thực vật, đây thực sự là một danh sách vô cùng phong phú bao gồm rau lá, củ, thân, rễ, hoa… của nhiều loại cây. Chúng có mùi thơm và hương vị riêng biệt, có thể kể đến như:

  • Các loại lá gia vị: hành ká, húng quế, rau răm, tía tô, thì là, ngò rí, lá lốt, hương thảo, lá dứa, kinh giới…
  • Các loại quả: ớt, chanh, me, thảo quả, sấu…
  • Các loại hạt: tiêu, mè, hạt mắc khén, hạt ngò…
  • Các loại củ: gừng, nghệ, riềng, sả, hành tây, hành củ, củ kiệu…
  • Các loại thảo mộc khác: đinh hương, quế, hồi, sa nhân, nấm hương…

Gia vị nguồn gốc động vật

Các loại gia vị từ động vật cũng không kém phần phong phú:

  • Các loại mắm: mắm tôm, mắm tép, mắm ba khía, mắm nêm…
  • Các loại nước mắm: các loại nước mắm làm từ cá thu, cá cơm, cá đối…
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: sữa dê, sữa bò, phô mai, bơ, kem béo…
  • Mật ong: đây cũng được xem là một trong những loại gia vị không kém phần quan trọng.

Gia vị lên men vi sinh

Gia vị lên men vi sinh gồm một số loại như mẻ, giấm, rượu nếp, chao, nước tương…

Gia vị nguồn gốc vô cơ

Gia vị có nguồn gốc vô cơ có thể kể đến như: muối, đường, mì chính…

Nêm nếm gia vị thế nào cho đúng cách

Gia vị nếu được sử dụng vừa đủ và hợp lý sẽ đem đến cho bạn những món ăn thơm ngon, hấp dẫn và đầy đủ dinh dưỡng cho sức khỏe. Ngược lại, nếu gia vị được nêm nếm quá nhiều lại trở nên phản tác dụng, hương vị tự nhiên của thực phẩm bị lấn át, cơ thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến vị giác và cả hệ tiêu hóa.

Trên thực tế, gia vị không phải cứ nêm nếm vào bất cứ lúc nào cũng được. Có những loại phải được tẩm ướp ngay từ đầu, có những loại chỉ nên thêm vào sau khi thức ăn đã được nấu chín. Cụ thể như:

  • Các loại gia vị xay nhuyễn hoặc các loại lá gia vị như rau mùi, lá bạc hà, hạt tiêu xay… rất dễ giải phóng hương vị khi gia nhiệt. Vì thế chỉ nên thêm các loại này vào cuối quá trình nấu, lúc món ăn gần hoàn thiện để giảm quá trình bay mùi hương.
  • Các loại thảo mộc nguyên hạt sẽ cần thời gian giải phóng hương liệu lâu hơn, vì thế chúng cần được tẩm ướp với thực phẩm từ đầu quá trình nấu nướng. Ví dụ như khi nấu nước dùng, hãy nấu kèm theo các thảo mộc như hồi, quế, đinh hương để chúng từ từ tiết ra hương vị.

Ngoài ra, trong quá trình nêm nếm, cũng cần hết sức chú ý nhất là các gia vị khô, hãy dùng thìa hay muỗng nhỏ để lấy đủ lượng cần dùng. Tránh đổ trực tiếp gia vị trong lọ hay túi vào nồi đang nấu. Hơi nước có thể làm giảm hương vị hay màu sắc của phần gia vị còn lại, khiến chúng bị vón cục, ẩm mốc và giảm đi chất lượng ở những lần dùng sau.

Các loại lá gia vị phổ biến trong nấu nướng

Các loại lá gia vị chính là một nhánh trong nhóm gia vị từ thực vật, chúng thường có mùi thơm đặc trưng do chứa nhiều tinh dầu. Nhờ hương thơm và vị đặc trưng, các loại lá này thường được sử dụng trong ẩm thực và góp phần làm món ăn trở nên đậm đà, cuốn hút hơn khi thưởng thức.

Hành lá

Hành lá là gia vị phổ biến, có hương vị đặc trưng và là loại rau nêm không thể thiếu trong các gia đình Việt trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Không chỉ góp phần gia tăng hương vị, màu sắc trong các món ăn, lá hành còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như vitamin A, C, folate, carotenoid, allicin, zeaxanthin… hành lá có tác dụng giải cảm, giảm sốt, tăng hệ miễn dịch, kích thích tiêu hóa và nhiều tác dụng khác cho cơ thể.

Hành lá

Vì đặc tính dễ sử dụng và mọi bộ phận của cây đều có thể dùng được, hành lá được dùng trong nhiều món ăn như xào, canh, hấp, món chiên… Phần lá hành có thể thái nhỏ để nêm vào các món như canh, cháo. Còn phần củ dùng phi thơm hoặc muối chua để ăn kèm với các món như bánh tét, bánh chưng hoặc dùng trong các bữa cơm hằng ngày.

Mách Bạn Các Cách Chữa Ho Tại Nhà Hiệu Quả

Tía tô

Lá tía tô còn được gọi là tô diệp, đây là loại thảo dược thuộc giống cây cỏ, thân thẳng đứng, có lông. Tía tô có tính ấm, vị cay thơm, không độc, thường được dùng ăn chung với cháo nóng có tác dụng giải cảm. Trong lá tía tô chứa nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn cao, ngoài ra nó còn chứa nhiều khoáng chất và các loại vitamin, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh da liễu hiệu quả và còn tăng cường hệ miễn dịch.

Trong ẩm thực, tía tô được dùng ăn kèm với một số món ăn như bún ốc, canh sườn, canh cá….

Tía tô

Bạc hà

Bạc hà là một trong các loại lá gia vị được sử dụng lâu đời trong ẩm thực của nhiều quốc gia. Bạc hà có vị cay, chứa tinh dầu menthol vì thế nó được sử dụng trong nhiều loại đồ uống để tạo cảm giác the mát, sảng khoái. Trong lá bạc hà có nhiều dưỡng chất và khoáng chất như magie, kali, canxi, vitamin A, B, C… và nó được sử dụng như một loại thảo dược tốt cho sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp.

Bạc hà

Ngò rí

Ngò rí trong dân gian còn có nhiều tên gọi như rau mùi, mùi ta, ngò suôn… Không chỉ được dùng nhiều ở Việt Nam, loại rau gia vị này còn phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Trong rau ngò chứa hàm lượng lớn tinh dầu cùng nhiều dưỡng chất đa dạng. Nghiên cứu cho thấy, trong 100g lá ngò rí chứa 86,3% nước, 6,3% đường, phần còn lại là rất nhiều khoáng chất như sắt, canxi, photpho, carotene, chất xơ, lipid và nhiều vitamin khác. Ngò rí có vị cay, tính ấm, tác dụng hỗ trợ trị các chứng khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn, ổn định đường huyết…

Ngò rí

Ngò rí là cây thân thảo, các bộ phận của nó từ rễ đến lá đều sử dụng được khi còn tươi. Ngò rí có mùi thơm nhẹ, thanh như vỏ quýt, sử dụng cho rất nhiều món ăn như bún, phở, món canh hay món xào…

Rau răm

Rau răm còn được gọi là cây thủy liễu, lảo liêu. Rau có vị hơi cay, mùi hắc, tính ấm, chứa tinh dầu và là một gia vị đặc trưng trong ẩm thực Việt Nam. Nhắc đến rau răm người ta thường nhớ ngay đến các món như cháo hến, cút lộn xào me, trứng vịt lộn, các món gỏi gà, gỏi vịt… và cả bánh tráng trộn.

Rau răm

Không chỉ dùng làm gia vị trong ăn uống, rau răm còn chứa flavonoid, là chất chống oxy hóa hiệu quả, có tác dụng hạn chế lão hóa và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.

Húng quế

Nhắc đến các loại lá gia vị không thể nào bỏ qua húng quế. Húng quế còn được gọi là húng chó, hương thái, là loại rau thơm thân thuộc trong các món ăn của người Việt. Lá húng quế chứa nhiều tinh dầu có tác dụng giảm stress, trị cảm sốt, bảo vệ tim mạch và ngừa ung thư.

Húng quế có mùi hăng, vị cay, nồng, thường dùng để ăn kèm với các món như phở, hủ tiếu, canh chua, lẩu gà…

Húng quế

Hương thảo

Cây hương thảo là một trong những gia vị được xem là tinh hoa của ẩm thực Địa Trung Hải, ngày nay loại gia vị có mùi thơm đặc trưng này cũng được dùng phổ biến ở Việt Nam. Tên tiếng anh của nó là Rosemary, người ta dùng lá hương thảo làm hương liệu hay gia vị cho các món thịt gia cầm, bò, cừu, các món hầm và súp. Hoạt chất axit rosmarinic trong hương thảo có tác dụng giảm stress, giảm nghẹt mũi, giảm dị ứng và cải thiện hiệu quả sức khỏe tinh thần.

Hương thảo

Ngò tàu

Ngò tàu hay còn gọi là mùi gai, ngò gai, là loại thực vật lá có viền răng cưa, những lá càng già răng cưa càng chắc. Ngò gai có mùi thơm đặc trưng dễ nhận biết và thường được dùng trong các món như canh măng tiết, phở hoặc miến vịt. Trong các bài thuốc dân gian, ngò tàu có tác dụng chữa cảm cúm, hôi miệng, long đờm và sỏi thận…

Ngò tàu

Bảo quản gia vị đúng cách

Gia vị mang đến cho các món ăn của bạn thêm phần thơm ngon và hấp dẫn, tuy nhiên nếu không được bảo quản đúng cách, chúng nhanh bị hỏng và mất đi hương vị thơm ngon, lại còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó người dùng cần bảo quản gia vị theo các cách sau.

  • Các gia vị cần được bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo, tránh để gần bếp.
  • Với các loại như đường, muối, tiêu nên bảo quản trong lọ kín có nắp.
  • Vệ sinh lọ đựng gia vị thường xuyên.
  • Các loại lá gia vị hay gia vị tươi cần được bảo quản lạnh.
  • Với các gia vị mua số lượng lớn, cần bảo quản trong túi chân không hoặc đóng gói trong bao bì kín.

Việc đóng gói gia vị khô trong bao bì tại các xưởng hay các doanh nghiệp sản xuất với sự hỗ trợ của máy đóng gói sẽ là điều vô cùng cần thiết trong giai đoạn công nghiệp hiện nay. Không những tiết kiệm được thời gian, chi phí, máy đóng gói còn mang đến chất lượng bảo quản tốt cùng với mẫu mã đẹp mắt và gia tăng năng suất cho người sử dụng.

Liên hệ với máy đóng gói An Thành để nhận được thông tin cụ thể các loại máy đóng gói bạn đang tìm kiếm nhé.

máy đóng gói tiêu biểu

98.000.000
298.000.000
108.000.000

CÔNG TY TNHH SX - TM DỊCH VỤ AN THÀNH

Nhà máy: Số 47/80 Ao Đôi, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM

MOBILE : Kinh doanh & hỗ trợ tư vấn thiết kế kỹ thuật 24/7 

0896 676 739 (ZaLo) - 0896 676 739 (DUY)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline: 0896 676 739