Chọn “thép” hay “inox” cho thi công, lắp ráp?

Thép và inox là hai loại vật liệu được ứng dụng phổ biến trong thi công, lắp đặt. Tùy vào thiết kế bản vẽ và yêu cầu chi tiết lắp ráp mà nhà thầu so sánh độ cứng của thép và inox để chọn ra loại phù hợp.

“Dự án cần độ bền thì chọn thép hay inox để thi công?”,  “máy móc cần độ cứng cao thì chi tiết máy nên được chế tạo từ vật liệu gì?” Đây luôn là câu hỏi khó cho các nhà thầu và kĩ sư lắp ráp. Khi quyết định chọn loại vật liệu nào, dù là thi công xây dựng hay lắp ráp máy móc đều phải tính toán thật cẩn trọng các thông số kỹ thuật. Sau đó từ thiết kế bản vẽ, lựa chọn loại vật liệu tương ứng thông qua việc so sánh độ cứng của thép và inox để ước tính độ bền và chọn loại phù hợp yêu cầu đảm bảo an toàn thi công.

so sánh độ cứng của thép và inox

So sánh độ cứng của thép và inox

Chất liệu thép:

Thép là hợp kim gồm sắt (Fe) – đây là thành phần chính, với cacbon (C), từ 0,02% – 2,14% theo trọng lượng, và một số nguyên tố hóa học khác. Các nguyên tố này làm tăng độ cứng cũng như quyết định các đặc tính của thép.

Đặc tính của vật liệu:

  • Tính dẻo.
  • Tính bền.
  • Tính cứng.
  • Khả năng chống oxi hóa của môi trường.
  • Khả năng đàn hồi.
  • Tính hàn

Các nguyên tố khác (trừ Sắt) sẽ quyết định độ cứng của Thép. Thép với tỷ lệ Cacbon cao làm tăng độ cứng cho Thép nhưng cũng vì vậy khiến nó giòn và dễ gãy hơn.

Chất liệu inox

Inox hay còn gọi là thép không gỉ (tên gọi đã thể hiện ưu điểm nổi trội chống ăn mòn của loại vật liệu này so với thép thông thường khác). Inox cũng chứa Sắt nhưng chống gỉ, có độ bền hơn bởi nó có chứa Crom và các thành phần riêng biệt khác.

Đặc tính nổi trội hơn Thép Cacbon như:

  • Tốc độ hóa bền rèn cao
  • Độ dẻo cao hơn
  • Độ bền nóng cao hơn
  • Chống chịu ăn mòn cao hơn
  • Độ dẻo dai ở nhiệt độ thấp tốt hơn
  • Phản ứng từ kém hơn

Đối với Inox, nhờ các thành phần hợp kim nên vật liệu này có độ cứng cao hơn và tính chống oxy hóa tốt hơn Thép cacbon, từ đó tuổi thọ dài hơn và thời gian sử dụng bền lâu hơn.

Tuy Thép cacbon có độ cứng cao hơn nhưng nếu sản phẩm cần hai đặc tính về độ cứng và độ bền thì inox là lựa chọn tốt nhất.

tìm hiểu và so sánh độ cứng của thép và inox

Tại sao máy đóng gói đều có cấu tạo chi tiết từ thép và inox?

Máy đóng gói được cấu thành từ 2 hệ:

Hệ cơ học: là hệ thống các chi tiết hoạt động theo nguyên lý cơ học gồm bánh răng, trục truyền động… các chi tiết của hệ này làm từ thép để đảm bảo độ cứng và bền khi vận hành, ma sát. Phần tiếp xúc với nguyên liệu được thiết kế bằng inox chống rỉ nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đầu vào nguyên liệu lẫn đầu ra bao bì đóng gói.

Hệ thống điều khiển điện tử: là hệ gồm các vi mạch, các linh kiện điện tử từ inox chống rỉ sét giúp tăng độ bền của bộ máy, từ đó hệ điều khiển hoạt động chính xác và nhạy hơn giúp phát hiện sai sót lỗi, hỏng máy khi hoạt động. Độ bền nóng cao, cung cấp năng lượng tốt hạn chế trục trặc.

An thành – máy đóng gói chất lượng đến từng chi tiết:

Cùng An Thành so sánh độ cứng của thép và inox

Máy đóng gói An Thành là một trong các công ty chế tạo máy đóng gói uy tín trên thị trường. Với các chi tiết máy hoàn toàn mới được chế tạo từ thép và inox, kết hợp với công nghệ tân tiến trong cơ cấu truyền động, hệ thống điều khiển đem đến một chiếc máy chất lượng, bền lâu đáp ứng yêu cầu thực tế của khách hàng.

CÔNG TY TNHH SX - TM DỊCH VỤ AN THÀNH

Nhà máy: Số 47/80 Ao Đôi, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM

MOBILE : Kinh doanh & hỗ trợ tư vấn thiết kế kỹ thuật 24/7 

0896 676 739 (ZaLo) - 0896 676 739 (DUY)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline: 0896 676 739